Những tín hiệu tích cực

Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động vào cuộc, đơn giản hóa thủ tục nhằm tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp; cải cách môi trường kinh doanh nhanh hơn và thực chất hơn để củng cố niềm tin, tạo động lực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là thu hút đầu tư…

Với nhiều nỗ lực trong quý I/2024, tình hình kinh tế – xã hội của địa phương duy trì được sự ổn định và phát triển. Theo đó, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) quý I tăng 6,30% so với cùng kỳ; trong đó, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,36%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,22%; dịch vụ tăng 6,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,04% so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng GRDP quý I/2024 của Bình Định xếp thứ 22/63 địa phương cả nước, thứ 7/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và thứ 1/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Chi tiết hơn trong lĩnh vực công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 3 tháng đầu năm nay ước thực hiện 390 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 23,6% kế hoạch cả năm (1,65 tỷ USD). Trong đó, đáng chú ý sản phẩm đồ gỗ – ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, khởi sắc với sản lượng xuất khẩu ước tăng 13,4% khi các doanh nghiệp xuất khẩu lớn đã nhận đơn hàng đến hết quý II/2024. Chưa kể, các đối tác từ Mỹ, EU… cũng đặt hàng trở lại ngay từ đầu năm, giúp các doanh nghiệp giảm khá nhiều hàng tồn kho.

Với nhiều nỗ lực trong quý I/2024, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương duy trì được sự ổn định và phát triển.
Với nhiều nỗ lực quý I/2024, tình hình kinh tế – xã hội của Bình Định duy trì được sự ổn định và phát triển.

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 của địa phương cũng tăng 7,05%. Ngành công nghiệp Bình Định sau khi tăng trưởng chạm đáy trong quý II/2024 đã có sự hồi phục đáng kể trong các quý tiếp theo và tiếp tục tăng trưởng trong quý I/2024, đây là tín hiệu tích cực; dự báo năm 2024 ngành công nghiệp sẽ đạt kết quả khả quan.

Bên cạnh đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý trong quý I/2024 gần 1.500 tỷ đồng, đạt gần 17% kế hoạch năm. Hiện nay, các chủ đầu tư các công trình trọng điểm đang đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng quản lý về xây dựng cơ bản và đẩy mạnh việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

Đặc biệt, vào cuối tháng 3/2024, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024. Đây là cơ hội để Bình Định giới thiệu, quảng bá rộng rãi về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của tỉnh.

Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã khẳng định sẽ không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để phấn đấu trở thành “điểm đến lý tưởng” đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bình Định đã và đang rất chú trọng tập trung phát triển hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn, cũng như hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan và cải thiện mối quan hệ giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính quyền địa phương các cấp được đặt lên hàng đầu.

Ngay tại hội nghị, chính quyền địa phương đã trao chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các bản ghi nhớ đầu tư cho 23 dự án. Đây cũng là những tín hiệu tích cực, thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với môi trường đầu tư kinh doanh ở địa phương.

sản phẩm đồ gỗ - ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, khởi sắc với sản lượng xuất khẩu ước tăng 13,4%
Quý I/2024, sản phẩm đồ gỗ – ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Định đã khởi sắc với sản lượng xuất khẩu ước tăng 13,4%.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, Bình Định cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quỹ đất sạch, khu giá đất hấp dẫn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Nhiều khu công nghiệp chỉ có mức giá thuê hạ tầng từ 25 USD – 60 USD/m2/50 năm, thấp hơn nhiều so với một số khu công nghiệp khác trên cả nước…

Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 7/10 khu công nghiệp và 42/60 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Tổng diện tích các khu kinh tế, khu công nghiệp đạt 15.300 ha; tổng diện tích các cụm công nghiệp khoảng 2.940 ha…

Dù đã có những kết quả khả quan, song theo đánh giá của ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công thương Bình Định, đầu năm 2024 tình hình vẫn chưa hết khó khăn với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Chúng tôi đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt xác định nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn để tập trung đôn đốc, hỗ trợ.

Trên thực tế, hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn còn gặp khó khăn khi chi phí đầu vào vẫn ở mức cao; sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng chi phí logistics; thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp. Bên cạnh, một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh như gỗ, hàng thủy sản sụt giảm so với cùng kỳ. Thu ngân sách từ nguồn thu tiền sử dụng đất (phần ngân sách tỉnh) gặp khó khăn, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi đầu tư phát triển. Tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, ô nhiễm môi trường tại một số cụm, điểm công nghiệp vẫn còn xảy ra, chưa được xử lý dứt điểm.

Bình Định cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quỹ đất sạch, khu giá đất hấp dẫn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư..
Bình Định đã chuẩn bị sẵn sàng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quỹ đất sạch, khu giá đất hấp dẫn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư

Theo số liệu từ Cục Thống kê Bình Định, tính đến ngày 15/3/2024, toàn tỉnh có 226 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,2% so cùng kỳ; số vốn đăng ký đạt 1.567 tỷ đồng, giảm 48,3% so với cùng kỳ, vốn bình quân một doanh nghiệp đạt 6,9 tỷ đồng, giảm 47,2% so cùng kỳ…

Trong khi đó, Bình Định đã đặt mục tiêu trong quý II/2024, phải tăng trưởng GRDP từ 8,5 đến 8,8%. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương, sở, ngành phải nỗ lực, quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành theo chỉ số, nhiệm vụ trọng tâm; tập trung tháo gỡ các vướng mắc trên tất cả lĩnh vực.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đề nghị Sở Công Thương tiếp tục quan tâm gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời giải quyết (hoặc tham mưu đề xuất) tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để hỗ trợ tiêu thụ nông sản và các sản phẩm OCOP trên địa bàn; nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ trong tỉnh, trong và ngoài nước; hỗ trợ đưa hộ sản xuất lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Ngoài ra, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn thiện phương án di dời các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp trên địa bàn.

Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương tập trung tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; tích cực kêu gọi, thu hút các dự án có quy mô lớn vào Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu, cụm công nghiệp. Rà soát các thủ tục đầu tư; tăng cường công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư tại địa phương…

DEV

SEX

jun88

motphim